chất liệu :gỗ gụ .[/tomtat] [mota]
Ý nghĩa tranh tứ linh trong phong thủy
tứ linh được bày tại nhiều gian phòng khách của những gia đình vì ngoài việc làm trang trí làm nổi bật căn phòng trang trọng nhất của căn nhà, những bức tranh này còn có ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng và êm ấm trong gia đình.
– tứ linh đầu tiên được mọi người kính trọng nhất đó là con rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: “Long thường tại định, vô hữu bất định thì.” Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.
– Một trong những con tứ linh tiếp theo là mang biểu tượng lân, hay kỳ lân, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa. Lân cũng tượng trưng cho những gì là lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Lân có dung mạo kỳ dị là một hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh lớn lao.
– Tiếp theo là rùa vì rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý – Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia.
Và bức trạnh không thể thiếu trong đĩa tứ linh đó là hình con phượng. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả nǎng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
.[/mota]